Cách viết hóa đơn khi có hàng khuyến mại và cách định khoản kế toán

1. Trường hợp đơn vị bán hàng có xuất hàng bán đồng thời có cả hàng khuyến mại ta ghi hai dòng trên hóa đơn nhưu sau:

- Đối với hàng bán: Ghi đầy đủ số lượng, đơn giá và thành tiền.

- Đối với hàng khuyến mại, quảng cáo: Ghi tên và số lượng hàng hoá, diễn giải rõ hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền.

Tại điểm 2.4a, Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quản cáo, hàng mẫu: “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất thuế GTGT không ghi, gạch chéo.”


2. Về hạch toán đối với hàng khuyến mại:

TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 7095 /CT – TTHT TP. Hồ Chí Minh , ngày 23 tháng 07 năm 2007

V/v Chính sách thuế đối với hàng hoá khuyến mãi

Trả lời văn bản số 11/2007-HS2 ngày 05/07/2007 của Công ty về chính sách thuế đối với hàng hoá khuyến mãi; Cục Thuế TP có ý kiến như sau :

1/ Về thuế GTGT

Cục ế TP đã có văn bản số 6389/CT-TTHT ngày 05/07/2007, hướng dẫn việc tính thuế GTGT, lập hoá đơn đối với hàng hoá khuyến mãi khi thực hiện Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài Chính (đính kèm). Đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện .

2/ Về việc hạch toán doanh thu và chi phí đối với hàng hoá khuyến mãi

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính có hướng dẫn cụ thể việc hạch toán doanh thu và chi phí đối với hàng hoá khuyến mãi, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu và thực hiện theo đúng Chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng .

Cụ thể đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp :

- Khi nhận hàng khuyến mãi không phải thanh toán tiền, trên hoá đơn GTGT ghi trị giá hàng hoá khuyến mãi chưa có thuế GTGT : 10.000 đồng, tiền thuế GTGT 1.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán bút toán (1)

Ghi nợ : TK 156 : 10.000 đ; TK 133 : 1.000 đồng

Ghi có : TK 711 : 11.000 đồng

- Khi bán hàng có khuyến mãi lại hàng hoá cho khách hàng theo giá tại thời điểm khuyến mãi là 15.000 đồng , Doanh nghiệp hạch toán bút toán (2):

Ghi Có : TK 512 : 15.000 đồng; TK 3331 : 1.500 đồng

Ghi nợ : TK 641 : 16.500 đồng

- Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng khuyến mãi, bút toán (3):

Ghi có TK 156 , nợ TK 632 : 10.000 đồng

- Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, bút toán (4): :

Ghi có TK 133, nợ TK 3331 : 1.000 đồng

- Cuối kỳ kết chuyển TK 512, TK 632, TK 641 vào TK 911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh

Bút toán (5): Ghi nợ TK 512 , có TK 911 : 15.000 đồng

Bút toán (6): Ghi nợ TK 911, có TK 641 : 16.500 đồng

Bút toán (7): Ghi nợ TK 911, có TK 632 : 10.000 đồng

Như vậy trên TK 911, không thể có phát sinh chênh lệch (15.000 đồng – 10.000 đồng) như doanh nghiệp phản ánh .

Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (sơ đồ chữ “T”): xem trong file

3/ Khi nhận hàng khuyến mãi không phải thanh toán tiền, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác để kê khai nộp thuế TNDN . Doanh nghiệp hạch toán : Có TK 711, nợ TK 156 (thể hiện trên sơ đồ kế toán : bút toán (1))

Cục Thuế trả lời công ty để biết, nếu còn nội dung nào chưa rõ đề nghị công ty liên hệ Cục Thuế TP – Phòng Tuyên Truyền - Hỗ trợ để được hướng dẫn thêm.

+++++++++++++++++

Đọc các công văn xong điên luôn, công văn ngược nhau.
Thông tư nói : Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về xúc tiến thương mại) thì không thuộc đối tượng chịu thuế. Vậy mà, khi định khoản thì lại có thuế.

Chú ý: Có hướng dẫn về cách hạch toán sau:
Nếu khuyến mại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu sản phẩm, hàng hoá xuất khuyến mại, quảng cáo là chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng.
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

Nếu khuyến mại, quảng cáo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra nộp không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán cộng thuế GTGT đầu ra).

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Cuối kỳ kết chuyển 632 - 156

Cách hướng dẫn này là không chính xác vì vậy mà có câu hỏi được gửi tới bộ tài chính và được trả lời như sau:

++++++++++++++
Theo các quy định hiện hành, giá trị hàng hoá dùng để khuyến mại hạch toán vào chi phí (đối ứng với doanh thu nội bộ) là giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, xuất Hoá đơn GTGT, trên hoá đơn chỉ ghi tên hàng hoá và số lượng. Vậy, trường hợp không thực hiện khuyến mại 100% giá trị hàng hoá (VD: khuyến mại 40%, 60% còn lại khách hàng vẫn phải trả tiền theo giá bán) thì lập Hoá đơn và hạch toán như thế nào?

1. Trường hợp đơn vị bán hàng không thực hiện khuyến mại 100% thì trên hoá đơn ghi 2 dòng: - Đối với hàng bán: Ghi đầy đủ số lượng, đơn giá và thành tiền. - Đối với hàng khuyến mại, quảng cáo: Ghi tên và số lượng hàng hoá, diễn giải rõ hàng khuyến mại, quảng cáo không thu tiền.

2. Về hạch toán đối với hàng khuyến mại: Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi xuất hàng khuyến mại:

- Nếu khuyến mại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu sản phẩm, hàng hoá xuất khuyến mại, quảng cáo là chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng. Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

- Nếu khuyến mại, quảng cáo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra nộp không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán cộng thuế GTGT đầu ra). Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá). Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp./.

Xin cho hỏi cách trả lời trên đây có nhầm lẫn không ạ? Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo PPKT không có dòng C3331, mà hàng hoá chịu thuế GTGT theo PPTT và không chịu thuế lại có dòng C3331? Và một vấn đề nữa là: HĐ khuyến mãi có kê khai nộp thuế k? nếu không kê khai nộp thuế thì hàng khuyến mại trên HĐ không thể hiện giá trị và thuế nhưng khi hạch toán lại có phần thuế thì sẽ có sự chênh lệch giữa sổ và tờ khai có vấn đề gì không ạ?

Bộ Tài chính trả lời như sau:
Theo quy định tại thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính thì trên hoá đơn đối với hàng khuyến mại: dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
Vì vậy, khi xuất hàng hoá, dịch vụ để khuyến mại quảng cáo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)./.
Tags: ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn